Xem ngay quy cách đóng gói hàng hóa đúng tiêu chuẩn 2021

Bất kì hàng hóa nào cũng cần đóng gói trước khi ship cho khách hoặc giao cho đơn vị vận chuyển. Tuy nhiên, tùy thuộc mỗi loại hàng sẽ có quy cách đóng gói hàng hóa nhất định. Khi ấy mới mang lại hiệu quả tối ưu nhất. 

Vậy quy cách đóng gói hàng hóa là như thế nào? Tại sao cần tuân thủ theo quy cách này? Với mặt hàng thủy tinh, gốm sứ nên đóng gói như thế nào? Cùng đọc ngay bài viết này nhé!

1. Quy cách đóng gói hàng hóa là gì?

Hàng hóa là sản phẩm của quá trình lao động, thông qua trao đổi, mua bán để đáp ứng một số nhu cầu nhất định của con người. Đó có thể là các sản phẩm điện tử, đồ gia dụng hoặc các mặt hàng nhu yếu phẩm hàng ngày,v.v.

Tuy nhiên, những loại hàng hóa này muốn vận chuyển tới người tiêu dùng một cách an toàn và nguyên vẹn thì nhất định phải được bao gói. Thế nhưng việc đóng gói này không hề đơn giản, các cơ sở kinh doanh phải tuân thủ theo các quy cách nhất định. 

1.1. Khái niệm

Quy cách đóng gói hàng hóa là yêu cầu, tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa sau khi đã tìm hiểu rõ về đặc tính của từng loại sản phẩm (dễ vỡ, dễ bị ẩm mốc…) và những tác động bên ngoài (nhiệt độ, độ ẩm, va đập…) có thể gây ảnh hưởng đến hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. 

quy cách đóng gói hàng hóa

1.2. Tại sao cần có quy cách đóng gói?

Hầu hết các hàng hóa đều bắt buộc phải đóng gói trước khi giao cho đơn vị vận chuyển gửi tới khách hàng. Nó giúp hạn chế các sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển, mang lại nhiều lợi ích như:

– Bảo vệ hàng hóa tránh bị hư hỏng gây thiệt hại, lãng phí

– Giúp khâu vận chuyển, xếp dỡ hàng trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.

– Thông tin sản phẩm, tạo điều kiện cho việc quảng cáo, tiêu thụ sản phẩm.

2. Các quy định chung khi đóng gói sản phẩm

Có thể thấy việc đóng gói hàng hóa có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Thế nhưng để mang lại hiệu quả tối ưu nhất, dù hàng hóa đóng gói là gì cũng phải tuân thủ theo các quy định, yêu cầu chung sau:

2.1. Đối với bao bì dùng đóng gói

Bao bì đóng gói hàng thường bao gồm nhiều loại như bao bì trong, bao bì ngoài, bao bì cứng, bao bì mềm… Mỗi loại sẽ có những đặc điểm, phù hợp để bảo quản từng loại hàng hóa riêng. 

Tuy nhiên, dù bạn sử dụng loại bao bì nào để đóng gói hàng cho cơ sở kinh doanh của mình thì cũng cần đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau:

–  Phù hợp với từng loại hình vận chuyển như xe tải, máy bay, tàu biển, tàu hỏa…

–  Kích thước phù hợp trong việc lưu kho bãi hoặc trên container hay pallet 

–  Có độ bền, độ dẻo để chịu được va chạm, sức ép trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ hoặc lưu kho.

–  Đảm bảo các tính năng phù hợp với điều kiện thời tiết ở nhiều địa điểm khác nhau

–  Đáp ứng các tiêu chuẩn có thể bảo quản hàng hóa không bị hư hại bởi các tác nhân bên ngoài.

–  Có các ký hiệu thể hiện rõ các yêu cầu cần lưu ý trong quá trình vận chuyển, bốc xếp như hàng dễ vỡ, hàng dễ cháy nổ…

đóng gói sản phẩm

2.2. Đối với khâu đóng gói

Ngoài ra, khi đóng gói cho hàng hóa, bạn cần tuân thủ các quy định chung sau:

–  Hàng được đóng gói cẩn thận, có chèn thêm xốp, giấy bọt khí hoặc giấy báo để bảo vệ hàng không va đập khi vận chuyển cũng như tác động của môi trường.

–  Cần dùng băng keo cố định chặt nhằm đảm bảo hàng hóa không bị rơi rớt, thất lạc trong khâu vận chuyển, bốc xếp.

–  Dựa vào đặc tính của từng loại hàng hóa như hàng dễ vỡ, dễ bị bẩn, chất lỏng,… phải đóng gói phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu vận chuyển. Và bắt buộc phải dán cảnh báo đặc biệt ở ngoài thùng, bao bì hàng.

–  Đối với hàng hóa có hình dạng đặc biệt, nhất là có các cạnh sắc nhọn thì cần phải bao gói thật cẩn thận, dán băng keo kín cho tất cả các cạnh bị lồi ra.

–  Hàng đóng gói cần ghi đầy đủ thông tin người nhận như họ tên, số điện thoại, địa chỉ để tránh thất lạc hoặc giao nhầm.

3. Một vài lưu ý cần biết trước khi đóng gói hàng hóa

Song song với việc hiểu rõ các quy định về quy cách đóng gói hàng hóa, bạn cũng nên lưu ý một số điều cơ bản sau:

3.1. Xác định được đặc tính hàng hóa

Điều đầu tiên trước khi đóng gói bất cứ hàng hóa nào là bạn cần xác định, hiểu rõ các đặc tính của hàng hóa đó. Chẳng hạn như hàng có dễ vỡ, có dễ bị ẩm mốc khi tiếp xúc với nước hay không,v.v.

Nên nhớ, chỉ khi xác định được các đặc điểm này, bạn sẽ dễ dàng trong khâu đóng gói, bao gồm việc lựa chọn được phụ kiện đóng gói phù hợp. Từ đó mới mang lại hiệu quả bảo quản, bảo vệ hàng hóa tốt nhất.

3.2. Chọn phụ kiện đóng gói chất lượng

Muốn đóng gói hàng thì không thể thiếu các phụ kiện kèm theo như băng keo, màng co, túi bọt khí, bao nilon, thùng carton… 

Đây là những phụ kiện các tác dụng giúp chống va đập, giúp sản phẩm không hư hỏng do bị oxi hóa, bong tróc, gỉ sét trong quá trình vận chuyển tới tay người tiêu dùng.

Với vai trò quan trọng như thế nên biết cách chọn phụ kiện đóng gói là vô cùng cần thiết. Theo đó, bạn hãy lựa chọn các phụ kiện được cung cấp bởi các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt, phải cân nhắc thật kĩ để chọn phụ kiện có kích thước phù hợp với sản phẩm cần đóng gói nhé!

4.Tổng hợp cách đóng gói một số hàng hóa thông dụng

Mặc dù quy cách đóng gói hàng hóa đều áp dụng các tiêu chuẩn chung cho tất cả mọi mặt hàng. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào từng loại hàng hóa mà người ta sẽ áp dụng cách đóng gói khác nhau. Điển hình bạn có thể tham khảo ngay đây.

4.1. Hàng hóa điện tử

Các mặt hàng điện tử, công nghệ có thể kể đến như máy tính, tivi, điện thoại, tai nghe… rất dễ bị hư hỏng khi gặp môi trường có độ ẩm cao, hoặc bị trầy xước khi vận chuyển bấp bênh.

Vì vậy, khi đóng gói bạn nên bọc kỹ bằng các vật liệu chống va đập rồi dùng băng keo cố định chặt. Với hàng điện tử và công nghệ, nên sử dụng thùng carton 3 hoặc 5 lớp để bọc phía ngoài. Cụ thể, bạn có thể đóng gói như sau:

–  Chuẩn bị: Giấy bọt khí, băng keo, thùng carton, tấm đệm xốp bọt (PE, PP, PU).

–  Cách thực hiện:

 + Bước 1: Dùng xốp bọc xung quanh 2 mặt sản phẩm, cố định bằng băng keo.

 + Bước 2: Dùng túi giấy bọt khí bọc sản phẩm, cố định bằng băng keo.

 + Bước 3: Dán tem ghi chú hàng dễ vỡ và địa chỉ người nhận lên sản phẩm.

4.2. Quy cách đóng gói hàng dễ vỡ

Đối với các mặt hàng như chén, dĩa, tô, ly thủy tinh hay gốm sứ đều có điểm chung là dễ vỡ khi có va chạm hoặc lực tác động từ bên ngoài. Vậy nên rủi ro cao có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển.

đóng gói hàng dễ vỡ

Để hạn chế điều này, khi đóng gói hàng thủy tinh, gốm sứ bạn phải sử dụng tới túi bóng khí bọc kín nhằm bọc kín góc cạnh sản phẩm từ 3 – 5 lớp. Kết hợp chèn xốp 6 mặt khi xếp chúng vào thùng carton 5 lớp. Các đóng gói chi tiết như sau:

– Chuẩn bị: Túi bọt khí, băng keo dán, thùng carton 5 lớp, xốp mềm

– Cách thực hiện:

 + Bước 1: Dùng túi bọt khí bao quanh sản phẩm, sử dụng băng keo gia cố.

 + Bước 2: Đặt hàng đã gói túi khí vào thùng carton 5 lớp. Tiếp theo dùng miếng xốp mềm cố định sản phẩm cho vừa khít trong thùng. Cuối cùng lấy băng keo gia cố cho chắc chắn.

 + Bước 3: Niêm phong tem hàng dễ vỡ và thông tin giao nhận hàng lên sản phẩm.

4.3. Các mặt hàng chất lỏng

Hàng hóa chất lỏng ở đây bao gồm sữa, nước ngọt, nước suối, bia, rượu, mật ong, dầu ăn, nước mắm… Nếu không cẩn thận, có thể gây rò rỉ hoặc bể vỡ làm thất thoát hoặc gây mất vệ sinh.

Đối với các loại hàng chất lỏng, cần được bao bọc kỹ để tránh các chất lỏng chảy ra ngoài. Hơn nữa, nên bảo quản trong thùng gỗ kín hoặc thùng thiếc kèm mùn cưa, phòng tránh cho tình trạng nếu chúng bị vỡ.

– Chuẩn bị: Túi khí, bao nilon, băng keo, thùng carton, xốp mềm

– Các thực hiện:

 + Bước 1: Dùng túi bọt khí để gói sản phẩm và dùng băng keo gia cố.

 + Bước 2: Cho sản phẩm đã gói vào bao nilon để gói lại, dùng băng keo gia cố.

 + Bước 3: Đặt sản phẩm vào thùng carton, dùng xốp mềm cố định sản phẩm cho vừa khít các khoảng trống, sau đó dùng băng keo gia cố thùng carton.

 + Bước 4: Dán nhãn hàng dễ vỡ và phiếu giao nhận hàng lên thùng.

đóng gói chất lỏng

4.4. Sách và văn phòng phẩm

Các loại sách và đồ văn phòng phẩm dễ bị thấm nước, dễ bị rách. Do đó, khi đóng gói các sản phẩm này phải đảm bảo chúng không bị thấm nước, không bị trầy xước. Cụ thể, với mỗi loại sản phẩm cần đóng gói, bạn thực hiện như sau:

Chuẩn bị: Màng co hay Bubble, băng keo, thùng carton.

Cách làm:

 + Bước 1: Dùng Bubble hoặc màng co gói sản phẩm và dán băng keo gia cố lại.

 + Bước 2: Tiếp tục cho sản phẩm đã gói vào thùng carton, dán băng keo cố định chặt.

 + Bước 3: Ghi tem nhãn và địa chỉ người nhận lên sản phẩm.

4.5. Cách thức đóng gói thực phẩm khô, đông lạnh

đóng gói thực phẩmĐối với các mặt hàng là thực phẩm, đồ đông lạnh thì khâu đóng gói là vô cùng quan trọng, có vai trò giữ nguyên chất lượng sản phẩm. Bởi lẽ, thực phẩm khô dễ bị vỡ vụn, dễ bị ẩm mốc bởi nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.

Thế nên, đóng gói thực phẩm cần dùng nhiều lớp nilon hoặc bọt khí để chống va đập. Đồng thời nên hút chân không để tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm trong quá trình vận chuyển, nhất là thực phẩm có hạn sử dụng dưới 6 tháng. Các bước đóng gói đơn giản cụ thể như sau:

– Chuẩn bị: Túi bọt khí, màng co, băng dán, thùng carton.

– Cách thực hiện: 

 + Bước 1: Dùng túi bọt khí, hút chân không, Bubble /màng co gói sản phẩm và gia cố bằng băng dán.

 + Bước 2: Tiếp tục cho sản phẩm đã gói vào thùng carton, dùng băng keo dán 2 – 3 lớp gia cố bên ngoài.

 + Bước 3: Ghi chú bên ngoài và dán thông tin giao nhận sản phẩm.

4.6. Đóng gói đồ gia dụng

Tương tự như đồ thủy tinh hay đồ điện tử, đồ gia dụng có kích thước lớn như tủ lạnh, máy giặt, lò nướng… cũng rất dễ bể vỡ, hư hỏng và trầy xước trong quá trình vận chuyển, bốc xếp.

Chính vì thế, khi đóng gói bạn nên chèn xốp có độ dày từ 5cm trở lên xung quanh sản phẩm rồi mới cho vào thùng hàng. Tốt nhất nên sử dụng thùng carton 3 lớp và niêm phong các nếp gấp của hộp bằng băng keo nhé.

–  Chuẩn bị nguyên vật liệu: Màn co, thùng carton.

–  Các bước thực hiện:

 + Bước 1: Dùng màn co loại PP hoặc PE quấn xung quanh thùng hàng.

 + Bước 2: Dán tem cảnh báo hàng dễ vỡ và phiếu giao nhận hàng.

Trên đây là những thông tin về vấn đề quy cách đóng gói hàng hóa. Hi vọng thông qua đây bạn đã nắm được các quy định chung cũng như nguyên tắc để đóng gói sản phẩm của mình trước khi giao tới khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Bài viết Xem ngay quy cách đóng gói hàng hóa đúng tiêu chuẩn 2021 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày In Khăn Lạnh.



source https://inkhanlanh.vn/dong-goi-hang-hoa/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu các loại bao bì giấy phổ biến nhất hiện nay

Xem ngay quy cách đóng gói hàng hóa đúng tiêu chuẩn 2021

Các loại bao bì và nguyên tắc lựa chọn bao bì phù hợp